Tôi là ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết. Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu, một làng quê nghèo nhưng giàu truyền thống yêu nước. Tôi gắn bó với làng như máu thịt, coi làng như một phần không thể thiếu trong cuộc đời mình. Tôi yêu làng Chợ Dầu bởi những ngôi nhà ngói san sát, đường làng lát đá xanh, những ruộng lúa tốt tươi. Tôi yêu làng Chợ Dầu bởi những người dân chất phác, hiền lành, luôn đoàn kết, yêu thương nhau. Tôi yêu làng Chợ Dầu bởi những truyền thống văn hóa lâu đời, được gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ. Khi giặc Pháp xâm lược, tôi buộc phải cùng gia đình đi tản cư. Dù xa làng, nhưng tôi vẫn luôn nhớ về làng của mình. Tôi thường kể cho mọi người nghe về làng Chợ Dầu, về những kỷ niệm đẹp đẽ của mình ở làng. Tôi tự hào về làng mình và luôn mong muốn được về làng. Một hôm, tôi đang ngồi ở chợ, bỗng nghe người ta nói làng Chợ Dầu theo giặc. Tôi nghe xong, cả người tôi run lên, sững sờ. Tôi không thể tin nổi, làng mình lại theo giặc. Tôi nghĩ đến những người dân làng Chợ Dầu, nghĩ đến những kỷ niệm đẹp đẽ của mình ở làng, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, tủi hổ. Tôi về nhà, ngồi im lặng, không nói một lời. Tôi không dám nhìn vợ con, không dám ra ngoài gặp gỡ mọi người. Tôi sợ người ta đuổi mình vì là người làng Chợ Dầu theo giặc. Suốt mấy ngày sau, tôi cứ lo lắng, thấp thỏm, không dám đi đâu. Tôi chỉ ở nhà, nhìn con gái, nhìn vợ mà thẫn thờ. Tôi không dám kể cho vợ con nghe tin làng mình theo giặc, vì sợ họ sẽ buồn, sẽ thất vọng về tôi. Một hôm, tôi đang ngồi ở nhà, bỗng có một người đàn ông từ đầu làng chạy xồng xộc về. Ông ta nói với tôi rằng làng Chợ Dầu không theo giặc. Cả làng đã theo anh em du kích giết giặc. Nghe tin ấy, tôi như được sống lại. Tôi vui mừng khôn xiết, ôm chầm lấy người đàn ông. Tôi chạy khắp xóm, khoe với mọi người tin mừng. Tôi lại được gặp lại làng Chợ Dầu thân yêu của mình. Tôi lại được kể cho mọi người nghe về làng Chợ Dầu, về những người dân yêu nước, căm thù giặc. Tôi lại được tự hào về làng của mình. Tôi đã trải qua những giây phút vô cùng đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. Nhưng tôi đã vượt qua được những giây phút ấy và tiếp tục yêu làng, yêu nước. Tôi sẽ luôn tự hào về làng Chợ Dầu của mình. @Nobita
Tôi tên Hai, sinh ra và lớn lên tại làng Chợ Dầu - điều mà tôi tự hào nhất trong đời. Thế nhưng, tôi buộc phải rời làng tản cư đến nơi khác để làm ăn và phục vụ kháng chiến. Tâm hồn tôi vẫn vấn vương ở cái làng đầy thương nhớ. Một ngày trước, tôi ra bở ruộng vạc đất đặng trồng sắn, nắng nóng mệt người quá, tôi về nhà nằm nghỉ ngơi. Nằm trên chõng, tôi lại nghĩ về kỉ niệm hồi còn làm với anh em làng Chợ Dầu. Hồi đó mới vui làm sao, chúng tôi cùng nhau xẻ hào, khuân đá, đào đường, dù mệt nhọc, vất vả nhưng có anh em thì chỉ mong được đi làm mãi thôi, tôi nhớ làng quá. Tôi có vợ và ba đứa con, vợ tôi dẫn đứa gái lớn ra gánh hàng bán, còn hai đứa nhỏ thì ra canh luống rau hộ bố. Chợt nghe tiếng cõng kẹt, con bé lớn đã về, tôi vội dặn dò mấy câu rồi quơ nón nhanh chân đến phòng đọc báo. Tôi vờ đi loanh quanh, đặng nghe người ta đọc mà nghe, tôi biết chữ nhưng chữ in khó đọc quá. Nghe xong những tin cần thiết, tôi đi về. Trên đường về đi qua phố huyện cũ, ghé vào quán nước, lại gặp được tốp người tản cư mới lên. Đang ngồi nói chuyện rôm rả, bỗng có người phụ nữ cho con bú nói xướng rằng giặc rút từ Bắc Ninh sang làng Chợ Dầu. Nghe hai chữ "Chợ Dầu", tôi giật mình quay phắt lại hỏi chị ta tình hình thế nào. Như sét đánh ngang tai, chị ta đỏng đảnh chửi bọn Chợ Dầu chúng tôi theo Việt gian. Tim tôi như hụt mấy nhịp, tôi chột dạ liền tìm cớ đi về. Rải từng bước dài về nhà, tôi đau đớn, tôi gục ngã không tin những gì mình đã nghe. Nhìn mấy đứa nhỏ, nước mắt tôi trào ra. Tôi thương chúng, thương những đứa trẻ ở làng bị người đời kì thị, rồi chúng sẽ sống ra sao? Tôi không nghĩ, cũng không dám nghĩ rằng cái làng mà tôi tự hào bấy lâu nay lại theo Việt gian bán nước. Vợ tôi dường như cũng đã nghe tin, bèn hỏi tôi với giọng dè chừng, nhưng tôi nào còn tâm trạng để trả lời, nuốt lưỡi gắt lại bà ấy. Suốt ba bốn ngày, tôi chả buồn đi đâu, kể cả nhà Bác Thứ, chỉ biết ngồi ở nhà im thin thít, bởi còn mặt mũi nào mà chạm mặt người ta, mụ chủ nhà chửi con mắng cái hay mụ xỉa xói, đía đỏm nhà tôi, tôi cũng mặc kệ. Lúc một mình, tôi ôm thằng út rồi hỏi vu vơ như xoa dịu trái tim tủi hổ, xấu nhục. Rồi bất chợt, chiều hôm ấy có một anh bạn cùng làng báo tin ông chủ tịch đã lên tận nơi để cải chính tin làng Chợ Dầu chúng tôi theo Việt gian bán nước, bỏ cụ Hồ. Ôi chao! Tôi mừng quýnh lên đi cùng khắp để tiếp tục vinh quang về cái làng yêu dấu của tôi. Tôi chia quà cho mấy đứa nhỏ, tôi chạy lên nhà bác Thứ và các nhà trên đính chính lại là Chợ Dầu luôn đi đầu kháng chiến. Thế là chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau cả tối như bù đắp những ngày đau đớn, tủi hổ của tôi. 100% riel nha