daegus2busan 3/27/2025 10:38:14 PM

 SƯ TỬ VÀ CHUỘT
       Trời nóng bức, một con Sư tử mệt mỏi, chán nản nằm ngủ dưới bóng cây. Một đàn Chuột chạy ngang qua chỗ Sư tử nghỉ ngơi, trèo cả lên lưng để vui đùa. Sư tử tỉnh dậy, thò vuốt bắt ngay được một con Chuột. Chuột biết chắc mình không có cơ may trốn thoát, liền chắp tay xin lỗi Sư tử vì sự thô lỗ táo tợn của mình, và bảo rằng mình không đáng bõ bèn cho cơn giận của Sư tử. Nghe lời phân trần nhũn nhặn đó, Sư tử quyết định thả Chuột ra, vì thấy rằng một con vật tầm thường lại không có khả năng tự vệ như thế quả là không đáng cho mình ra tay giết hại.
         Thế rồi một hôm Sư tử không may bị rơi vào bẫy của những người Thợ săn trong rừng. Nó cố hết sức vùng vẫy gầm vang nhưng không thể nào thoát ra được. Chuột nghe tiếng gầm thì biết đây chính là con Sư tử đã tha mạng sống cho mình bèn chạy tới cứu. Nó bò quanh gặm đứt dây lưới, giúp Sư tử thoát được ra khỏi chiếc bẫy.
                                                        (Truyện Aesop Việt - Anh, NXB Văn học 2018).

Câu 1.  Truyện Sư tử và Chuột thuộc thể loại truyện gì ?
Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
Câu 3.  Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu:  “Chuột biết chắc mình không có cơ may trốn thoát, liền chắp tay xin lỗi Sư tử vì sự thô lỗ táo tợn của mình, và bảo rằng mình không đáng bõ bèn cho cơn giận của Sư tử”.
Câu 4. Theo em, chi tiết gạch chân trong câu sau: “Nó bò quanh gặm đứt dây lưới, giúp Sư tử thoát được ra khỏi chiếc bẫy.” gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 5.  Em rút ra những bài học nào sau khi đọc truyện Sư tử và Chuột?

duongngocnhik 3/27/2025 10:37:05 PM

(1) Khỏi bệnh ít lâu, tôi trở về nơi Bác ở. Mỗi lần đi công tác về cơ quan cảm thấy như đang trở về với gia đình. Chuyến vừa rồi, tôi xa cơ quan tương đối lâu ngày.

(2) Được ở gần Bác một thời gian, tôi đã nhận thấy qua cái bề ngoài vô cùng giản dị của Bác, con người Bác thật vĩ đại, và chính bản thân cách sống giản dị đó cũng là một điều vĩ đại trong con người của Bác.

(3) Từ ngày tôi về nước, cơ quan lại thay đổi địa điểm thêm nhiều lần. Địch càng khủng bố, sinh hoạt của cơ quan càng khó khăn hơn. Khi Bác ở hang, khi ở hốc núi, khi ở trong một bụi rậm. Giường nằm là dăm ba cành cây, đôi lúc chỉ một mở lá. Sức khỏe của Bác có phần giảm sút. Bác sốt rét luôn. Thốc men gần như không có gì ngoài ít lá rừng lấy về sắc uống theo cách chữa bệnh của đồng bào địa phương. Cái ăn cũng rất thiếu. Món ăn quý giá anh Lộc dành riêng bồi dưỡng cho Bác hằng ngày là ít nước cơm chắt. Có thời gian, cơ quan chuyển vào vùng núi đá trên khu đồng bào Mán trắng, gạo cũng không có, Bác cũng như các anh phải ăn toàn cháo bẹ măng mấy tháng ròng.

(4) Ở bất cứ hoàn cảnh sinh hoạt nào, tôi cũng thấy Bác thích nghi một cách rất tự nhiên. Chẳng hiểu Bác được rèn luyện từ bao giờ, như thế nào, mà mọi biến cố đều không mảy may lay chuyển được. Tôi nhớ mãi một lần ở Tĩnh Tây... Hôm ấy, có cuộc hẹn gặp người từ trong nước ra, Bác và chúng tôi đều cải trang thành những người Nùng để đi tới nơi hẹn tại chợ Lộc Tùng. Đồng chí liên lạc vừa tới, trông thấy Bác nói ngay: “Thưa Bác, đồng chí X. bị bắt rồi”. Bác điềm nhiên bảo tất cả hãy vào hàng nghỉ ngơi như những người trong vùng này đi chợ. Khi ăn phở, ăn bún xong, ngồi uống nước Bác mới nói: “Bây giờ chú báo cáo đầy đủ mọi việc đi. Không nên vội vã”. Bác khi nào cũng bình thản, bình thản trước mọi khó khăn. Mỗi lần về họp, cán bộ các nơi báo cáo tình hình, phong trào nơi này lên, nơi kia xuống, có nhiều nơi bị khủng bố. Bác vẫn bình thản. Trong sự bình thản của Bác còn toát ra một tinh thần rất lạc quan. Bác đúng là hiện thân của người dân trên đất nước Việt Nam nhỏ bé, đói nghèo vì bị áp bức bóc lột cùng cực bao đời nay, nhưng anh dũng và bất khuất, không chịu lùi bước trước bất cứ sức mạnh nào, và hoàn toàn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp của cách mạng, của nhân dân, của dân tộc. Gần Bác, chúng tôi như luôn luôn được nhắc nhở Cách mạng phải gian khổ, việc cách mạng là việc lâu dài, cách mạng nhất định sẽ thắng.

(Trích “Từ nhân dân mà ra” - Tổng tập Hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Hữu Mai thể hiện, In theo bản in năm 1964 của NXB Quân đội nhân dân)

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định những hình ảnh miêu tả nơi ở, giường nằm của Bác.

Câu 3. Làm rõ tác dụng của ngôn ngữ trang trọng được sử dụng trong đoạn (4).

Câu 4. Đoạn trích giúp anh/chị hiểu gì về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam?

Câu 5. Từ câu nói Cách mạng phải gian khổ, việc cách mạng là việc lâu dài, cách mạng nhất định sẽ thắng, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của niềm tin, sự lạc quan trong khó khăn (trình bày khoảng 5- 7 dòng).

vongochien2017cm 3/27/2025 10:36:50 PM

Ngày 26 tháng 8, chi đội Giải phóng quân đầu tiên tiến vào Thủ đô, giữa tiếng reo mừng dậy đất của đồng bào. Các nam, nữ chiến sĩ lần đầu mặc quần áo đồng phục, chân bước chưa đều, nước da phần lớn tái sạm, nhưng tràn đầy khí thế chiến thắng của một đoàn quân dày dạn trong chiến đấu, mang đến cho đồng bào niềm tin, đã có một chỗ dựa vững chắc bên cạnh đội ngũ vũ trang của hàng ngàn chiến sĩ tự vệ của Thủ đô. Bác từ Tân Trào về Hà Nội. Chúng tôi ra đón Bác tại làng Phú Thượng. Bác còn yếu sau trận sốt nặng vừa qua, vẫn giản dị với bộ quần áo vải vàng cũ và đôi giày vải. Đến 30 tháng 8, trên cả nước, chính quyền đã về tay nhân dân, trừ một đôi nơi bọn phản động Quốc dân đảng gây khó khăn như ở Vĩnh Yên.

​Ngày mồng 2 tháng 9, Bác ra mắt trước mấy chục vạn đồng bào Thủ đô tại quảng trường Ba Đình với bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cờ cách mạng nền đỏ sao vàng trở thành cờ của Tổ quốc. Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập. Đội quân Giải phóng Việt Nam, sau ngày cách mạng thành công, đã xuất hiện trên khắp các miền của đất nước.

​Bên cạnh những chiến sĩ Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Du kích Ba Tơ và hàng vạn chiến sĩ tự vệ, du kích của phong trào cách mạng tại khắp các chiến khu, đã có thêm hàng trăm ngàn thanh niên tình nguyện đứng dưới cờ làm người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc. Ngày vui chưa đến hẳn, cuộc chiến đấu gian khổ còn phải dài lâu. Phía Bắc, quân Tầu Tưởng tiến vào Việt Nam. Nguyễn Hải Thần bám theo đoàn quân phù thũng đang rêu rao 13 điều thảo phạt, định dâng đất nước ta cho bọn Quốc dân đảng Trung Hoa.

​Miền Nam, thực dân Pháp bám gót sau quân Anh, đã trở lại Sài Gòn. Tiếng súng xâm lược lại nổ. Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân miền Nam đã bắt đầu. Các chiến sĩ Giải phóng quân ở miền Nam, những người con yêu của khởi nghĩa Nam Kỳ, của Cách mạng tháng Tám đã đứng ở hàng đầu cùng nhân dân, với những chiếc gậy tầm vông vát nhọn, kiên quyết thực hiện lời thề của người chiến sĩ Giải phóng quân: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn xâm lược... Không một chút nghỉ ngơi, những chiến sĩ Giải phóng quân ở miền Bắc, lại cùng hàng ngàn thanh niên ưu tú lên đường tiếp tục cuộc Nam tiến.

Cuộc Nam tiến lần này đã khác hẳn, không còn là vài trung đội hoặc mấy chục người đi lén lút trong rừng sâu, giữa đêm khuya, mà đây là những đoàn tàu dài dằng dặc, chật ních những chiến sĩ, đi giữa tiếng hoan hô và hàng vạn cánh tay vẫy chào của đồng bào. "Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam, là máu của máu Việt Nam", lời nói của Bác Hồ luôn luôn vang dội bên tai mọi người. Kẻ thù đụng vào Nam Bộ là đụng đến lẽ sống còn của toàn dân Việt Nam, xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.

​Quân thù đã trở lại. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở miền Nam đã bắt đầu. Đồng bào miền Bắc và đồng bào cả nước quyết không thể ngồi yên trên khắp miền Bắc, những người nông dân tạm gác tay cày, những thanh niên học sinh tạm xếp sách vở, nô nức tòng quân, xin tiếp tục lên đường Nam tiến. Trong cuộc chiến đấu lâu dài, bền bỉ của Đảng ta và nhân dân ta mấy chục năm qua, cuộc chiến đấu của Giải phóng quân Việt Nam, sau này là Quân đội nhân dân Việt Nam, khi đó mới chỉ là bắt đầu.

(Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dân mà ra, in trong Hồi kí cách mạng, NXB Giáo dục, 1970, tr198-199)

Câu 1. Đoạn văn đẩu tiên kể về sự kiện gì? Tác giả kể câu chuyện từ điểm nhìn nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, sau sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945, quân và dân ta vẫn phải đối mặt với những thách thức nào từ kẻ thù?

Câu 3. Tính phi hư cấu của thể hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?

Câu 4. Chỉ ra một số yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản và vai trò của các yếu tố đó.

Câu 5. Từ đoạn trích trên, anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh đoàn kết của dân tộc ta trong kháng chiến