I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
CHÂN QUÊ
(Nguyễn Bính)
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957)
Chú thích:
Nguyễn Bính (1918-1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhà thơ lớn của thời kỳ trước đổi mới văn học Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Nam, Nguyễn Bính đã có cuộc đời rất khó khăn và đầy biến động.
Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cách mạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói về nhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam. Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng, ngâm nga nhiều nhất. Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhân dân thời đó.
Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường Luật
B. Lục bát biến thể
C. Lục Bát
D. Song thất lục bát
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Cô gái thôn quê
B. Chàng trai thôn quê
C. Người đàn ông
D. Tác giả
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ sau:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
A. Nhân hoá
B. Câu hỏi tu từ
C. Điệp ngữ
D. So sánh
Câu 4. Hình ảnh cô gái trong bài thơ được giới thiệu, xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
A. Cô gái chuẩn bị đi tỉnh
B. Cô gái đi xa về
C. Cô gái đi tỉnh về
D. Cô gái đi chợ về
Câu 5. Câu thơ Đợi em ở mãi con đê đầu làng cho thấy chàng trai có tình cảm như thế nào với cô gái?
A. Yêu và mong chờ
B. Dửng dưng, xa cách
C. Thân thiết, gần gũi
D. Giận dỗi vì phải chờ đợi
Câu 6. Nguyên nhân nào khiến chàng trai trong bài thơ có tâm trạng đau khổ, xót xa?
A. Cô gái không còn yêu chàng trai
B. Cô gái đi lấy chồng
C. Sự thay đổi của cô gái
D. Cô gái đi tỉnh và không về nữa
Câu 7. Nhận xét nào phù hợp nhất để nói về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với cô gái được thể hiện trong bài thơ?
A. Tình cảm khách sáo, xa lạ
B. Tình cảm yêu đương mãnh liệt
C. Tình cảm mộc mạc, chân thành, tha thiết
D. Tình cảm tương tư, nhớ nhung, tha thiết
Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 8. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ: Hoa chanh nở giữa vườn chanh?
Câu 9. Nhận xét của anh/chị về thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm đến bạn đọc qua bài thơ trên.
Câu 10. Theo anh/chị, làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay?
Giúp vs ạ