Soạn bài: Sang thu trang 15 - Chân trời sáng tạo 7
3/15/2024 10:17:47 PM
tientran21121 ...

Soạn văn bài Sang thu sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo tập 1.

 

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (Sang thu trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa. 

Em thấy vô cùng thích thú, và muốn ngắm nhìn từ những điều nhỏ bé nhất thay đổi trong thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”?

Theo em, hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh rất đặc sắc thể hiện thời điểm giao mùa thu và mùa hạ. Có thể thấy sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh sắc và đám mây đầy tâm trạng.

2. Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì? 

  •  Chùng chình: chậm lại như kéo dài thời gian. Đặt trong hoàn cảnh câu, từ láy ám chỉ làn sương di chuyển chậm lại như còn vương vấn mùa hạ.
  •  Dềnh dàng: chậm chạp, mất thời gian vào việc vô ích. Trong bài Sang thu thì từ "dềnh dàng" được hiểu là tốc độ chậm chạp như đang không muốn bước sang mùa thu.
  •  Vắt nửa mình: chỉ một trạng thái lơ lửng của đám mây giữa bầu trời cuối hạ đang vừa muốn chuyển sang mùa thu nhưng lại lưu luyến mùa hạ.
  •  Vơi dần: chỉ sự ít đi dần dần, không mạnh mẽ mà nhẹ nhàng, từng chút.

Giống nhau là: chỉ sự chuyển mình của đất trời mùa hạ sang thu nhưng với một trạng thái không nỡ. Các sự vật dường như đều lưu luyến mùa hạ và háo hức mùa thu.

* Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đầu em nhận biết được điều đó?

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa giữa mùa hạ và mùa thu.

Em nhận biết được điều đó là dựa cách miêu tả hình ảnh:" sương chùng chính qua ngõ", " chim bắt đầu vội vã", "vẫn còn bao nhiêu nắng, đã vơi dần cơn mưa" đặc biệt là các động từ: chùng chình, bắt đầu, vơi cùng với tựa để bài thơ " Sang thu"

Câu 2 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ?

  •  Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: “phả - gió se”, sương “chùng chình”, “chim – vội vã”, “vắt nửa mình sang thu”, “vơi dần cơn mưa”.
  •  Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận nhà thơ có một tâm hồn xúc cảm, nhạy bén khi đã sử dụng một loạt các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác,… một sự kết hợp hết sức tinh tế, đồng điệu khiến cho người đọc cũng có thể cảm nhận được rõ nét thời khắc giao mùa này.

Câu 3 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản?

  • Nhịp thơ 2/3, 3/2
  • Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Sang thu có tác dụng làm cho câu thơ có một sự kết hợp nhịp nhàng, đồng điệu, hơn hết tạo ra một cảm giác rất chân thật và dễ hình dung với đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 4 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp gì đến người đọc?

  • Theo em thì chủ đề của bài thơ Sang thu là khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên và đất trời.
  • Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi thông điệp đến người đọc rằng hãy thực sự hoà mình vào thiên nhiên bằng cách cảm nhận bằng cảm xúc, bằng các giác quan, hãy quan sát, lắng nghe mọi sự biến đổ của thiên nhiên, vạn vật.

Câu 5 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì sẽ không lột tả được hết những mong muốn và gửi gắm của tác giả vào bài thơ.  Bởi nhan đề "Sang thu" đã thể hiện cách lựa chọn thời gian, bắc cầu giữa hai mùa. Ngoài ra, "sang thu" còn là đời người. Đời người sang thu nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc sống. Vì thế nên nếu sửa nhan đề, chúng ta sẽ không thấy được rõ ý nghĩa của bài thơ.

Câu 6 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Thông thường chúng ta thường dùng mắt (thị giác) là giác quan đâù tiên để quan sát, đánh giá mọi thứ, sau đó mới là thính giác nhưng tác giả lại khác, ông dùng khứu giác để mở đầu cho thời khắc giao mùa “ Bỗng nhận ra hương ổi” trong một không gian bao trùm là hương ổi và sương sớm của mùa thu.

Câu 7 (Sang thu trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất đó là động “phả” bởi lẽ tác giả hoàn toàn có thể sử dụng động từ đồng nghĩa như “toả” nhưng không động từ “ phả “ lại mang đến một cảm giác hoàn toàn khác, nó chầm chậm, hòa vào trong gió làm lan tỏa đến tâm trí con người, khắp không gian. 

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG  

Câu hỏi 1 Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Sang thu?

Giá trị nội dung:

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng một tâm hồn nhạy cảm với những biến chuyển của thời cuộc của nhà thơ.

Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Kết hợp với việc sử dụng nhiều hình ảnh sinh động hấp dẫn, giúp bức tranh thiên nhiên vào thu được miêu tả một cách chân thực.
Câu hỏi 2 Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Sang thu

A. Tác giả 

- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm: 1942

- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.

- Ông tham gia Ban chấp hành hội nhà văn khóa III, IV, V.

- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...